Các bài ngồi thiền giúp giảm stress
Bạn quá bận rộn? Lại dễ bị phân tán tư tưởng nên nghĩ rằng mình không thể thiền? Hoàn toàn sai. Chỉ cần bỏ ra 5 phút là bạn có thể thiền. Đặc biệt, khi tìm được bài tập thích hợp, bạn sẽ thấy mình tập trung tốt hơn. Thiền là cách tuyệt vời để giảm stress, giảm đau, trị mất ngủ… Mục đích của phần lớn các bài tập thiền là tập trung tư tưởng vào một điều gì đó để làm nhận thức về thời điểm hiện tại và dưới đây là một số gợi ý về các bài ngồi thiền giúp giảm stress, hãy tham khảo để xem mình phù hợp với bài tập nào nhất nhé!
Thiền thở
Thiền thở là bài tập cơ bản dành cho người mới bắt đầu, thường đi kèm với các bài tập thiền khác. Khi tập, bạn không nghĩ ngợi gì mà chỉ tập trung quan sát hơi thở. Bạn chú tâm cho việc hít vào, thở ra; chú tâm dõi theo từng luồng thở và biết được nơi nó đang đến. Lợi ích của loại thiền này giúp bạn tập trung tư tưởng mọi nơi, mọi lúc. Hãy tập trung vào hơi thở bất cứ lúc nào bạn cảm thấy đờ đẫn, mệt mỏi và căng thẳng để lấy lại tinh thần.
Thời gian tập mới đầu tập là 10 phút, sau đó tăng lên 15 phút và cuối cùng là 20 phút.
Cách tập:
- Ngồi thoải mái, chân xếp chéo. Đặt hai tay ở tư thế nghỉ, tạo với thân một góc 45o. Yên lặng hít vào và thở ra qua mũi. Cảm nhận mỗi hơi thở khi nó di chuyển xuống thân, đã đến và chưa đến vị trí nào trong cơ thể.
- Chú ý nhận ra sự thay đổi của hơi thở khi bạn tập trung vào nó rồi xem tâm thức của bạn đã thay đổi như thế nào.
- Khi tâm bạn bắt đầu xao động, hãy nhẹ nhàng từ từ đưa nó trở lại tập trung vào hơi thở.
- Bắt đầu đưa luồng thở vào các vùng của cơ thể mà bạn cảm giác chưa được thở. Hãy tưởng tượng thân bạn là một thùng chứa và cố gắng đưa luồng thở đến vùng nó chưa đến, ví dụ như khung xương chậu. Lưu ý: Để hơi thở đi theo ý thức của bạn chứ đừng gò ép.
- Xả thiền, bạn lắc các ngón tay, ngón chân rồi duỗi thẳng chân, tay.
Thiền tỉnh thức (chánh niệm)
Giúp ta nhận rõ sự vật, hiện tượng đúng với bản chất của nó. Đây là một hình thức luyện tập ý thức để chú tâm hơn. Ví dụ, khi tập trung tư tưởng vào việc uống trà, bạn sẽ thực sự cảm nhận được hơi nóng từ tách trà trong tay và cảm giác rõ vị ngọt hay đắng trong miệng. Bài tập này cũng giúp bạn quan sát và cảm thụ chính xác trải nghiệm cảm xúc của bản thân.
Thời gian tập với người bắt đầu 5 phút hàng ngày, sau đó tăng dần đến 20 phút ngày mỗi.
Cách tập:
- Ngồi thoải mái trên gối, ghế hay sàn nhà. Lắng nghe các âm thanh xung quanh khi bạn thư giãn. Tập để các âm thanh đến và đi chứ đừng giữ lại hay xua đuổi chúng.
- Khi hít vào, bạn ý thức được đó là hít vào; khi thở ra, bạn biết được là thở ra. Chú ý: Tập trung tư tưởng, hít vào thật sâu và thở ra cho hết khí trong lồng ngực.
- Khi tâm xao động và bắt đầu suy nghĩ mông lung, bạn hãy chú tâm vào chuyện đang đến. Ví dụ như nhận biết cơn đau ở vai và trải nghiệm trong chốc lát rồi lại kéo ý thức trở về với hơi thở.
- Kết thúc việc hành thiền, bạn sẽ cảm thấy có một nguồn năng lượng tốt trong cơ thể.
Thiền Việt
Là phương pháp dễ áp dụng nhất đối với mọi đối tượng, lứa tuổi. Không chỉ giúp tịnh tâm và thư giãn an lạc, Thiền dưỡng sinh năng lượng Thiền Việt chú trọng vào nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho người học. Áp dụng các bài tập thiền mỗi ngày như thiền thư giãn, thiền tự chữa bệnh, thiền yêu thương vừa là biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc, vừa là chìa khóa luyện rèn Tâm – Thể – Trí trong mỗi người.
Thời gian tập cho người mới bắt đầu 5-10 phút, rồi tăng từng phút cho mỗi lần tập đến khi ngồi thiền được 15-30 phút mỗi ngày.
Cách tập:
1. Định tâm
Tư thế ngồi thiền có thể chọn 1 trong nhiều tư thế: tư thế ngồi khoanh chân thông thường, tư thế ngồi trên ghế(chân đặt vuông góc với mặt đất), tư thế ngồi bán già hoặc kiết già… Tuy nhiên, tư thế thường được sử dụng trong khi ngồi thiền là tư thế kiết già.
2. Loại bỏ những năng lượng xấu
Là khi ngồi thiền, bạn phải loại bỏ mọi suy nghĩ gây nhiễu, những muộn phiền, lo âu… ra khỏi cơ thể để cơ thể ở trong trạng thái trống rỗng, trong sạch nhất, sẵn sàng đón nhận những năng lượng mới hơn, tốt hơn.Hít thở đều, cảm nhận những năng lượng xấu ra khỏi hai lòng bàn tay và hai lòng bàn chân. Lặp chu kỳ hít thở luyện tập mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3. Thực hành thiền
Là tiếp nhận những năng lượng từ vũ trụ vào trong để đả thông bế tắc trong cơ thể, cân bằng những vùng bị bệnh, mở rộng và phát triển tâm thức.
4. Điều hoà cơ thể
Tư thế ngồi thiền ở giai đoạn này tương tự bước 2. Cảm nhận năng lượng xuất hiện ở hai lòng bàn tay bằng cách xoa nhẹ hai lòng bàn tay lại, cảm nhận sự hoà quyện năng lượng vào nhau rồi từ từ thu hai tay về.
Trên đây là một số gợi ý các bài tập ngồi thiền giúp giảm stress. Hãy cân nhắc và lựa chọn các bài tập phù hợp với thời gian, tính chất công việc của mình, hoặc nếu có thể, hãy tham gia một lớp học thiền để có hiệu quả phù hợp nhất nhé!
Link tham khảo: http://bazaarvietnam.vn/lam-dep/bi-quyet-lam-dep/4-bai-tap-thien-don-gian-de-giam-stress/