Tại sao ngồi thiền bị rung, lắc tay chân
Thiền, tự nó không thể gây nên điều gì tai hại cho chúng ta, chỉ có chúng ta tự làm hại chính mình mà thôi. Bởi vậy, trong quá trình thiền không đúng cách hoặc một số tác nhân bên ngoài tác động, chúng ta không thể tránh được một số hiện tượng không tốt, như những chuyển động và tư thế bất thường của cơ thể. Hôm nay Thiền Việt muốn nhắc đến một trong những hiện tượng bất thường đó là ngồi thiền bị rung, lắc tay chân và các phương pháp khắc phục chúng.
Hiện tượng rung lắc tay chân khi ngồi thiền là gì?
Hiện tượng rung lắc tay chân khi ngồi thiền thường được cho là cơ thể chuyển động tự phát ở nhiều bộ phận, kể cả mắt, tuy nhiên người thực hiện có thể tự ức chế. Những cử động này có khi nhẹ nhàng êm dịu, có khi là những cơn co giật hoặc rung chuyển. Cơ thể có khi tự động được đưa vào những tư thế ngồi thiền thông dụng, và được giữ ở tư thế ấy rất lâu. Nói chung là rất nhiều loại chuyển động, cũng như ở các tư thế, sự sai biệt khác nhau diễn ra trên từng người.
Cả ngoài da lẫn bên trong cơ thể đều có những cảm giác như tê, rung, ngứa nhột. Một số người mô tả chính xác cảm giác bị kích thích đến cực khoái(orgasm). Cảm giác thường bắt đầu từ ngón chân, bàn chân, đi lên cẳng chân, đùi, bụng, theo cột sống, lên đỉnh đầu, xuống trước trán, ra vùng mặt, xuống cổ họng, rồi xuống bụng, và kết thúc ở đó. Thực ra, cũng có khi dòng năng lượng không đi theo thứ tự này.
Vậy làm thế nào để khắc phục hiện tượng rung lắc tay chân khi ngồi thiền?
Dưới đây là một số cách để khắc phục hiện tượng rung lắc khi ngồi thiền để bạn đọc tham khảo:
Cách 1:
a) Nhận diện phóng dật, rung lắc, sự lắc lư, run rẩy…
b) Nhờ lặng lẽ nhận diện ngay khi nó khởi lên nên không bị phản ứng theo chúng (không sân, không cầu…)
c) Cơn run rẩy sẽ theo quy luật vô thường mà mất. Cũng nhờ nhận diện mà có chánh niệm quay trở về hơi thở.
Cách 2:
a) Biến sự run rẩy đó thành đối tượng thiền quán: Nhìn nó và niệm chú “bất an, bất an hay run, run” , Nếu nó vẫn kéo dài, hãy tác ý: “không có ai bất an, hay run cả, chỉ có tâm biết có sắc đang bất an, hay run rẩy”
b) Nếu vẫn chưa hết, bỏ đối tượng “bất an” tạm thời này, quay trở về với hơi thở. Tại đây gia tăng định lực (sự tập trung, chú tâm) vào hơi thở trong 1 thời gian. Hít thở thật sâu và để cho tâm thật tĩnh.
Nếu đủ định tĩnh cơ thể sẽ trở về trạng thái bình thường, cảm giác khó chịu sẽ biến mất. Qua hiện tượng ngồi thiền bị rung lắc tay chân này chúng ta nên biết thiền không phải lúc nào cũng có lợi đối với tất cả mọi người. Nếu chúng ta tự ý tập những phương pháp ngồi thiền khó hoặc không tìm hiểu kỹ trước khi tập, thì những tác động tiêu cực luôn có thể xảy ra, mặc dù không phải đối với tất cả mọi người.