Tư thế ngồi thiền kiết già đúng

Tư thế ngồi thiền kiết già mang lại nhiều lợi ích cho thiền giả
Ngồi thiền kiết già là một tư thế hay được thực hiện khi ngồi thiền nhất. Bởi nó đem lại một sự vững chắc, thoải mái cho cơ thể khi thiền định. Khi thực hiện tư thế này, hông của bạn được mở rộng, tạo ra sự linh hoạt cho mắt cá chân và đầu gối, từ đó tăng thêm sự mềm dẻo ở các dây thần kinh ở đùi và chân. Ngồi thiền kiết già đúng cách còn phòng ngừa một số chấn thương có thể xảy ra trong một số hoạt động như chay bền, đi bộ đường dài,…
Ngoài ra, tư thế ngồi thiền kiết già hay được so sánh với hình tam giác cân. Người phương Đông tin rằng biểu tượng này tích trữ nhiều điều kỳ diệu và huyền bí. Cũng như kim tự tháp Ai Cập, nhiều người ví như biểu tượng khai thác năng lượng cuộc sống. Ngoài ra, tam giác cũng là biểu tượng tượng trưng cho tri thức, ý chí và hành động, ba khía cạnh quan trọng trong khi ngồi thiền.
Bằng cách chuyển cơ thể thành một “Kim Tự Tháp” thu nhỏ, tư thế ngồi thiền kiết già có thể giúp bạn chinh phục những năng lượng từ vũ trụ một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để ngồi thiền kiết già đúng là một việc không dễ dàng chút nào, dưới đây các bước hướng dẫn khi thực hành ngồi thiền kiết già của Thiền Việt.
- Ngồi trên sàn nhà với tư thế thoải mái nhất
Bước đầu tiên bao giờ cũng vậy, bạn nên gạt bỏ mọi rối nhiễu trong tâm trí, chọn một không gian thoải mái – ngồi khoanh chân trên sàn với một tâm thế thoải mái nhất. Để ngồi thiền kiết già cũng thế, bạn cần để cho tâm trí được thư giãn nhất có thể.

Hãy thả lỏng toàn bộ cơ thể trước khi bắt đầu thực hành Thiền định
2. Nắm bàn chân phải từ từ đặt lên đùi trái, cố gắng kéo bàn chân đặt sát hông nhất có thể
Cố gắng căn chỉnh gót chân trái sát với khớp hông, trước khi thực hiện động tác này, bạn nên xoay khớp cổ chân thật kỹ để có thể thực hiện một cách dễ dàng nhất.
3. Nắm bàn chân trái từ từ đặt lên đùi phải, cố gắng kéo bàn chân đặt sát hông nhất có thể
Thực hiện tương tự như chân phải.

Tư thế kiết già giúp cho cơ thể bạn được cân bằng
4. Mở ngực và giữ lưng thẳng, cảm nhận từ từ bằng cách hít thở sâu để quen với tư thế ngồi kiết già.
Mở ngực để có thể hít sâu hơn, lồng ngực chứa được nhiều không khí để cung cấp cho não nhiều oxi hơn, từ đó đầu óc bạn sẽ có cảm giác minh mẫn và hoạt động linh hoạt hơn. Lưng thẳng để tránh một số ảnh hưởng phụ như trẹo xương sống, đau lưng,…
5. Bàn tay phải đặt lên bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau, kéo sát về phần bụng

Ấn tam muội – Đây là cách đặt tay phổ biến khi ngồi thiền định
Bây giờ bạn đang ở trong tư thế ngồi thiền kiết già, bàn tay phải đặt lên bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau để chuẩn bị bắt đầu tập thiền.
6. Nhắm mắt lại và giữ tư thế này trong 5-10 phút, thở chậm và sâu.
Bình tâm và thư giãn, lặp lại các hơi thở chậm và sâu sẽ giúp bạn cảm thấy cơ thể mình nhẹ nhàng và thanh thoát hơn rất nhiều.
Lần tiếp theo khi thực hành tư thế này, hãy đặt chân trái của bạn trên đùi phải đầu tiên. Sự luân phiên này giúp cho cơ bắp của bạn được căng giãn đều và giảm đau trong quá trình thực hành thiền lần sau.
Người mới tập không nên ngồi thiền kiết già ngay
Ngồi thiền kiết già là một tư thế rất khó, bạn phải mất một thời gian nhất định mới ngồi được tư thế này. Ngồi thiền kiết già đòi hỏi bạn phải căng hông ra rất nhiều và có thể sẽ cảm thấy đau ở đầu gối hoặc lưng dưới cho người mới bắt đầu.
Một lưu ý nữa là ngay cả khi bạn cảm thấy thoải mái ở tư thế ngồi thiền kiết già, các dây chằng và khớp xương vẫn đang co giãn dần, nên nếu bạn sử dụng tư thế này quá nhiều hoặc quá sớm, đầu gối có thể sẽ bị tổn thương và làm chậm tiến độ thực hành thiền của bạn.
Cuối cùng, Thiền Việt khuyên bạn nên dành thời gian(5-10 phút mỗi ngày) kiên trì ngồi thiền kiết già, sự linh hoạt sẽ nhanh chóng được cải thiện và bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.
Bạn tham khảo chi tiết hướng dẫn về tư thế ngồi kiết già đúng cách tại video sau: